Mô tả
MẶT ĐƯỜNG BÁN MỀM
Mặt đường bán mềm là mặt đường kết hợp cả mặt đường mềm và mặt đường cứng, ở đó tương ứng có bê tông nhựa và bê tông xi măng. Tính chất của mặt đường bán mềm có được do dùng loại xi măng đặc biệt lấp đầy vào các lỗ rỗng lớn hơn 20% của lớp bê tông nhựa. ở đó vữa xi măng có thể làm tăng độ cứng, khả năng chịu tải, kháng dầu, và chống nhiệt của mặt đường Bê tông nhựa. Và đặc trưng của mặt đường bán mềm như sau;
-
Mặt đường bán mềm có khả năng tăng khả năng kháng lún.
-
Mặt đường bán mềm có khả năng kháng dầu và chống nhiệt.
-
Có thể thi công với xi măng màu bằng việc sử dụng loại phụ gia xi măng màu.
Mặt đường bán mềm được thi công ở những khu vực đặc biệt, như trạm dừng xe buýt, Trạm thu phí, trạm trộn bê tông. Hơn nữa nếu sử dụng xi măng màu nó có thể tạo ra các mặt đường màu với nhiều màu sắc khác nhau.
TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO MẶT ĐƯỜNG BÁN MỀM
≪Hỗn hợp Bê tông nhựa cấp phối hở≫
Khung mặt đường bán mềm được cấu tạo bởi hỗn hợp bê tông nhựa cấp phối hở. Tính chất của hỗn hợp cấp phối hở như sau:
Thông thường đối với mặt đường bán mềm, nhựa đường 60/80 được sử dụng cho hỗn hợp BTN cấp phối hở. Nếu có yêu cầu thông xe đối với lớp BTN cấp phối hở trước khi dùng vữa xi măng thì nên dùng nhựa đường Polyme hoặc nhựa đường TPS.
≪Vữa xi măng≫
Vai trò của vữa xi măng sử dụng cho mặt đường bán mềm là rất quan trọng. So sánh với xi măng thông thường thì loại vữa này thích hợp hơn để cải thiện khả năng chống co ngót, chống nứt, kết dính màu và các tính năng khác.
Chúng tôi có một vài loại vữa xi măng để đáp ứng với điều kiện thi công ở công trường, Loại thường, loại sớm đạt cường độ, loại đông kết nhanh và loại đông kết cực nhanh. Những loại này phụ thuộc vào đặc tính của loại xi măng được sử dụng.
Ghi chú: *) Kích thước mẫu cho thí nghiệm uốn là 4cm x 4cm x 16cm, chiều dài nhịp là 12cm. Về điều kiện thí nghiệm, nhiệt độ bảo dưỡng là 20 ±3 độ C.
Hình- Cường độ uốn của vữa xi măng Hình-2 Cường độ nén của vữa xi măng
Vữa xi măng được bơm vào lỗ rỗng dư của lớp BTN cấp phối hở, khối lượng của vữa xi măng được tính toán như sau.
Ghi chú:
– Bằng việc sử dụng mẫu thí nghiệm vệt hằn lún bánh xe, với kích thước là 5cm x 30cm x 30cm, lượng vữa bơm vào cần được kiểm tra trước. Và dữ liệu này nên được dùng làm cơ sở để thực hiện kiểm soát cho mặt đường bán mềm.
≪Hỗn hợp mặt đường bán mềm≫
Về chất lượng của mặt đường bán mềm bao gồm BTN cấp phối hở và vữa xi măng, NEXCO đã thiết lập tiêu chuẩn về cường độ chịu uốn và biến dạng giới hạn. Tuy nhiên khi không có thiết bị thí nghiệm uốn thì thí nghiệm ép chẻ (kéo gián tiếp) được thực hiện thay cho thí nghiệm uốn và tiêu chuẩn như sau;
MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA RỖNG NHƯ MỘT KHUNG CHỊU LỰC
≪Rải lớp khung chịu lực của mặt đường bán mềm≫
Trước tiên, Thi công lớp BTN rỗng như một khung chịu lực, với độ rỗng dư từ 20% đến 28%. Nếu độ rỗng dư nhỏ hơn thì vữa xi măng khó thâm nhập vào bên trong, độ rỗng dư hợp lý từ 23% đến 25%. Việc kiểm soát độ rỗng dư là do tỷ lệ cấp phối của hỗn hợp BTN rỗng chứ không phải do lu lèn. Về phương pháp thi công giống với thi công lớp BTN chặt thông thường.
≪Bảo dưỡng lớp BTN rỗng sau khi thi công≫
Lớp BTN rỗng sau khi thi công nên được bảo dưỡng cho đến khi nhiệt độ hạ xuống đến nhiệt độ thường, nếu không vữa xi măng sẽ khó thâm nhập được vào bên trong.
SẢN XUẤT VỮA XI MĂNG VỚI “STP-VN”.
Trường hợp ở Việt Nam, STP-VN được đóng gói trong các bao 26.5kg hoặc 28.5kg tùy từng loại. Mỗi bao STP-VN được dùng tương ứng với một bao xi măng 50kg. Và lượng nước bằng 40% khối lượng của xi măng và STP-VN.
Ghi chú) Khối lượng đơn vị của vữa xi măng là 1.85g/cc.
(1) Nên dùng máy khuấy vữa xi măng, nếu không có máy khuấy vữa xi măng thì dùng thùng khoảng 200 lít, nhưng trong trường hợp này chúng ta cần lựa chọn thiết bị khuấy phù hợp.
(2) Vật liệu cần thiết cho vữa xi măng là STP-VN, xi măng, và nước. Khối lượng cho mỗi mẻ trộn phụ thuộc vào dung tích của máy khuấy.
(3) Nên dùng nước máy hoặc loại nước tương tự cho loại vữa xi măng này. Nếu dùng nước bẩn thì phản ứng của xi măng có thể bị xáo lộn.
(4) Thứ tự cho vật liệu vào máy khuấy là nước, xi măng, và STP-VN.
(5) Thời gian trộn tiêu chuẩn là 3 phút sau khi cho STP-VN vào để cho bột cải thiện có thể phân tán và vữa xi măng đồng đều về chất lượng.
(6) Sau khi trộn, độ nhớt của vữa xi măng được đo bằng phễu loại P. Giá trị khi đo bằng phễu loại P thường từ 10 đến 12 giây là phù hợp. Nếu bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ mà giá trị không ổn định thì cho phép điều chỉnh bằng cách thêm một lượng nước nhỏ.
(7) Khi nhiệt độ nóng độ nhớt có thể trở nên cao hơn trong thời gian ngắn nên cần chú ý độ nhớt của vữa xi măng.
* Vữa xi măng sẽ thâm nhập vào lớp BTN cấp phối hở bằng thiết bị đầm rung.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA VỮA XI MĂNG VỚI “STP-VN”.
Vữa xi măng nên được kiểm tra chất lượng trên mỗi công trình thi công. Kết quả kiểm tra vữa xi măng tương ứng với trường hợp sử dụng xi măng ở Việt Nam như sau;
Ghi chú:
– Trong thí nghiệm này sử dụng loại xi măng PCB40 sản xuất tại Việt Nam.
– Nhiệt độ bảo dưỡng cho thí nghiệm cường độ nén là 20 °C.
VỮA XI MĂNG SỬ DỤNG “STP-VN”.
Nhìn chung vữa xi măng thâm nhập vào các lỗ rỗng một cách tự nhiên mà không cân dùng đến loại máy
móc đặc biệt nào. Tuy nhiên sử dụng đầm rung sẽ làm cho vữa xi măng nhanh chóng lấp đầy các lỗ rỗng.
Điều rất quan trọng là chúng ta phải chú ý kiểm soát độ nhớt của vữa xi măng.
Phần vữa xi măng còn dư lại phải được gạt bỏ cho đến khi xuất hiện bề mặt cốt liệu để đảm bảo độ nhám của mặt đường.
MẶT ĐƯỜNG BÁN MỀM MÀU ĐỎ